Đường cao tốc sa mạc Tarim – con đường băng qua sa mạc Taklimakan từ bắc xuống nam – đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995. Con đường này rút ngắn khoảng cách đi lại giữa thành phố Urumqi, thủ phủ của vùng Tân Cương của Trung Quốc và tỉnh Hoà Điền thêm 500 km.
Tuyến đường này cũng đi qua một trong những vùng khắc nghiệt nhất hành tinh, có diện tích 270.000 km2. Tên gọi của sa mạc này, theo tiếng Duy Ngô Nhĩ, có nghĩa là “chỉ có thể đi vào mà không thể đi ra”.
Tuy nhiên, hiện nay, hai bên tuyến cao tốc dài 522 km này đã là các “khu rừng” xanh mướt mọc lên giữa vùng cát sa mạc cằn cỗi nhờ sử dụng công nghệ “đất hoá sa mạc” hiện đại.
Đội ngũ dự án đã sử dụng các đường ống tưới nhỏ giọt để thảm thực vật phát triển. Để duy trì tưới và nuôi dưỡng cây trồng, 109 trạm giếng nước đã được xây dựng để bơm nước cho cây trồng. Theo cách này, vành đai bụi rậm và cây nhỏ sẽ ngăn cát vượt qua và giữ cho đường cao tốc thông thoáng.
Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã trồng khoảng 2 triệu cây mỗi năm, xây dựng hàng chục giếng nước và tăng kích thước của vành đai chống cát lên khoảng 70 mét chiều rộng và 400 km chiều dài. Việc trồng cây trên đường cao tốc Tarim đang được nghiên cứu bởi các học giả thế giới như một ví dụ điển hình về cách phát triển hệ thống tưới tiêu ở những vùng khô hạn.