I. Tổng quan về cụm công nghiệp Tam Linh, Nga Sơn, Thanh Hoá
Cụm công nghiệp Tam Linh được thành lập theo quyết định số Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 18/4/2018
Quyết định số 4517/QĐ-UBND ngày 19/12/2022 của UBND tỉnh về việc thành lập Cụm công nghiệp Tam Linh, huyện Nga Sơn; được điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 149/QĐ-UBND ngày 09/01/2024 của UBND tỉnh.
Tháng 6 năm 2024, UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1760/QĐ-UBND về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Tam Linh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Tên dự án: Cụm công nghiệp Tam Linh
Địa chỉ: thị trấn Nga Sơn và xã Nga Văn, huyện Nga Sơn.
Quy mô: 50 ha ( đã có 01 nhà đầu tư – Nhà máy may Winner Vina) thuê đất trực tiếp từ UBND tỉnh, đang hoạt động sản xuất kinh doanh; phần diện tích tiếp tục triển khai 37ha
Thời gian dự án: đến 2072 (50 năm)
Ngành nghề thu hút đầu tư: Sản xuất đồ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ thân thiện với môi trường…
- Sản xuất đồ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ thân thiện với môi trường
- Sản xuất linh kiện phục vụ công nghiệp lắp ráp, phụ tùng điện, điện tử
- Sản xuất thiết bị cơ khí, linh kiện điện thoại
- Sản xuất đồ gia dụng, logistic
- Sản xuất các sản phẩm dược, vật tư y tế, thiết bị y tế
- Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn.
- Máy sản xuất, lắp ráp ô tô, ngành công nghiệp phụ trợ
- Chế biến nông, lâm nghiệp
II. Vị trí địa lý, kết nối vùng của Cụm công nghiệp Tam Linh, Nga Sơn, Thanh Hoá
Cụm công nghiệp Tam Linh toạ lạc tại thị trấn Nga Sơn và xã Nga Văn huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, quy hoạch 2 bên đường tỉnh lộ 508, ranh giới cụ thể như sau::
– Khu A có diện tích 30,21 ha.
- Phía bắc giáp hành lang đường tỉnh lộ 508.
- Phía nam giáp đất nông nghiệp.
- Phía đông giáp đường giao thông liên xã.
- Phía tây giáp đường bê tông nội đồng.
– Khu B có diện tích 6,86 ha
- phía bắc giáp đất sản xuất nông nghiệp.
- Phía nam giáp hành lang đường tỉnh lộ 508.
- Phía đông giáp Công ty TNHH Winners Vina.
- Phía tây giáp đường nhựa khu dân cư Tây Vina (cách khu dân cư quy hoạch khoảng 15 m).
Cụm công nghiệp Tam Linh toạ lạc trên đường tỉnh 508, cách quốc lộ 10 khoảng 1,5km, khu vực trung tâm huyện Nga Sơn rất thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hoá, tuyển dụng lao động
Cách Đường ven biển 5km
- Cách cảng tổng hợp Lạch Sung 5km: Tiêu chuẩn cảng cấp 1
- Cách cao tốc Bắc Nam hơn 10km; 4 làn xe
- Cách trung tâm Hà Nội khoảng 150km
- Cách sân bay Nội Bài khoảng 175km
- Đi sân bay Thọ Xuân khoảng 70km
- Cách cảng nước sâu Nghi Sơn 110km
III. Cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Tam Linh, Nga Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hoá
Cơ sở hạ tầng tỉnh Thanh Hoá ngày càng phát triển, đồng bộ và hiện đại
3. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
3.1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ:
- Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách.
- Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi; Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du của tỉnh, quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào.
- Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã được khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn. Cảng Lễ Môn cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua 300.000 tấn/ năm, các tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn. Cảng biển nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang được tập trung xây dựng thành đầu mối về kho vận và vận chuyển quốc tế.
3.2. Hệ thống điện
Mạng lưới cung cấp điện của Thanh Hoá ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt.
Hiện tại điện lưới quốc gia đã có 508 km đường dây điện cao thế; 3.908 km đường dây điện trung thế, 4.229 km đường dây điện hạ thế; 9 trạm biến áp 110/35/6-10 KV; 38 trạm trung gian; 2.410 trạm phân phối. Năm 2005, điện năng tiêu thụ trên 1,2 triệu Kwh. Đến nay, 27/27 huyện, thị, thành phố với 94% số xã phường và 91% số hộ được dùng điện lưới quốc gia.
Tiềm năng phát triển thuỷ điện tương đối phong phú và phân bố đều trên các sông với công suất gần 800 MW. Ngoài những nhà máy thuỷ điện lớn như Cửa Đặt, bản Uôn đang và sẽ đầu tư, Thanh Hóa có thể phát triển nhiều trạm thuỷ điện nhỏ có công suất từ 1-2 MW.
3.3. Hệ thống Bưu chính viễn thông
Trong những năm qua, hệ thống bưu chính viễn thông của Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các phương thức hiện đại như telex, fax, internet.
Hiện nay, có 598/636 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 94%; mạng di động đã phủ sóng được 26/27 huyện, thị, thành phố, đến năm 2010 toàn tỉnh sẽ được phủ sóng mạng điện thoại di động. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng năm tăng nhanh, năm 2005 đạt bình quân 5,9 máy điện thoại/100 người dân, tháng 6 năm 2006 đạt 8,69 máy/100 dân.
3.4. Hệ thống cấp nước
Hệ thống cung cấp nước ngày càng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp. Nhà máy nước Mật Sơn và Hàm rồng với công suất 30.000m3/ngày đêm, đang chuẩn bị mở rộng lên 50.000 m3/ ngày đêm đảm bảo cấp nước sạch đủ cho Thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn và các khu công nghiệp Lễ Môn, Đình Hương. Tỉnh đang triển khai xây dựng nhà máy cấp nước cho Khu kinh tế Nghi Sơn và các thị trấn cấp huyện. Đến nay, 80% dân số nông thôn và 90% dân số thành thị đã được dùng nước sạch. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đều được cung cấp đủ nước theo yêu cầu