Đất công nghiệp Thanh Oai có lợi thế gì cho doanh nghiệp, nhà đầu tư?
Theo Quy hoạch chung xây dựng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2030 tại quyết định 4464/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, huyện Thanh Oai định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp theo hướng phát triển bền vững, phát triển công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường, công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ có giá trị, quy mô đầu tư lớn và hiệu quả. Ưu tiên phát triển công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm chất lượng cao, công nghệ hiện đại, công nghiệp hỗ trợ. Trong đó:
Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp theo hướng hiện đại, xanh, tiết kiệm
Cụm công nghiệp Kim Bài diện tích 50 ha, phía Đông Bắc thị trấn Kim Bài;
Cụm công nghiệp Bích Hòa diện tích 10,3 ha;
Cụm công nghiệp Thanh Văn – Tân Ước diện tích 50 ha;
Cụm công nghiệp Bình Minh – Cao Viên, 41,3 ha;
Cụm công nghiệp Bình Minh, diện tích khoảng 10 ha.
Cụm công nghiệp Thanh Oai tại xã Bích Hòa (công nghiệp thuộc thành phố Hà Nội), tiếp tục hoạt động ổn định, cải tiến công nghệ, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Quy hoạch các Cụm tiểu thủ công nghiệp: phát triển chủ yếu phục vụ ngành nghề nông thôn, chú trọng bảo vệ môi trường, kết hợp bảo tồn và khai thác du lịch.
Cụm tiểu thủ công nghiệp Thanh Thùy – xã Thanh Thùy, diện tích khoảng 6ha;
Cụm TTCN Dân Hòa – xã Dân Hòa, diện tích khoảng 5ha;
Cụm TTCN Tam Hưng – xã Tam Hưng, diện tích khoảng 10ha;
Cụm TTCN Kim Thư – xã Kim Thư, diện tích khoảng 10ha;
Cụm TTCN Hồng Dương – xã Hồng Dương, diện tích khoảng 10ha;
Cụm TTCN Phương Trung – xã Phương Trung, diện tích khoảng 10ha;
Cụm TTCN Thanh Cao – xã Thanh Cao, diện tích khoảng 10ha;
Nhà đầu tư, doanh nghiệp hưởng lợi thế gì khi đầu tư vào đất công nghiệp Thanh Oai
Hạ tầng Chính sách, vị trí địa lý
Là huyện ngoại thành Hà Nội, tiếp giáp quận Hà Đông, Thanh Xuân, Thanh Trì, Chương Mỹ, Ứng Hoà…Thanh Oai là địa phương tiếp giáp giữa trung tâm Hà Nội và các vùng phụ cận nên có ưu thế từ vị trí địa lý rất lớn.
Công nghiệp Thanh Oai sẽ tiếp đón, là điểm đến ưu tiên của các đơn vị, nhà máy đang hoạt động trong nội đô thuộc diện di rời do vấn đề môi trường, các đơn vị sản xuất mới hoặc mở rộng sản xuất cần mặt bằng đất công nghiệp không quá xa trung tâm để tiện phát triển kinh doanh.
Theo định hướng của thành phố, huyện Thanh Oai sẽ là vành đai xanh và trở thành một quận sinh thái của thành phố Hà Nội vào năm 2028. Để đạt được mục tiêu này và tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế – xã hội, huyện đã và đang triển khai các quy hoạch bám sát quy hoạch thành phố và định hương quy hoạch mở.
Các cấp chính quyền tích cực triển khai, hiện thực hoá quy hoạch đã đề ra; xây dựng hạ tầng đồng bộ, kết nối để thu hút nhà đầu tư, tháo gỡ, thúc đẩy triển khái các dự án hạ tầng công nghiệp, xử lý nghiêm các cán bộ sai phạm trong khâu phê duyệt, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án….
Hạ tầng giao thông
Năm 2024, tuyến đường Vành đai 4 đoạn qua huyện Thanh Oai đã hoàn thành giải phóng mặt bằng; trục phát triển kinh tế huyện Thanh Oai đã hoàn thành đấu nối với đường trục kinh tế Nam Hà Nội.
Hạ tầng xã hội
Chi phí đầu tư
Đất công nghiệp Ứng Hoà – Thanh Trì và Chương Mỹ là sự thay thế hợp lý.
Đất công nghiệp Ứng Hoà có lợi thế gì?
Ứng Hoà là huyện giáp ranh với Thanh Oai cùng hưởng lợi từ quốc lộ 21B mở rộng, trục phát triển kinh tế Nam Hà Nội và đường Vành đai 4 và sắp tới là vành đai 5. Ngoài ra còn có sự tương đồng về hạ tầng xã hội, nhiều làng nghề cùng chung cum quản lý thuế Thanh Oai – Ứng Hoà – Mỹ Đức…
Một số cụm công nghiệp Ứng Hoà nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể tham khảo
Cụm công nghiệp Xà Cầu Ứng Hoà
Vị trí: Quốc lộ 21B, Xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, Hà Nội
Các cụm công nghiệp Phương Trung khoảng 5km về phía Nam theo trục quốc lộ 21B, Cụm công nghiệp Xà Cầu có quy mô hơn 7ha được quy hoạch đồng bộ, hiện đại, trạm xử lý nước thải tập trung, thu hút đa ngành nghề…
Giá khá cạnh tranh: 7 triệu đồng/m2 đã bao gồm VAT, thuế xử dụng đất 50 năm…