Nước thải công nghiệp là gì?
Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung l à cơ sở công nghiệp), từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở công nghiệp.
Nguồn tiếp nhận nước thải là: hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư; sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp là gì?
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp là các quy định về chất lượng nước thải được xả ra từ các hoạt động công nghiệp, nhằm hạn chế và kiểm soát ô nhiễm môi trường từ nguồn gốc. Các tiêu chuẩn này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và duy trì cân bằng hệ sinh thái.
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thường được quy định và thực thi bởi các cơ quan chính phủ hoặc tổ chức quản lý môi trường, Việt Nam đang áp dụng theo QCVN 40:2011/BTNMT. Các yêu cầu tiêu chuẩn này thường bao gồm giới hạn cho các chất ô nhiễm như hàm lượng các chất hóa học, kim loại nặng, vi sinh vật, các chất hữu cơ, độ pH, và nhiệt độ.
Khi nào áp dụng chuẩn loại A và chuẩn loại B?
- Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A được áp dụng khi nước thải sau xử lý xả thải vào nguồn tiếp nhận được sử dụng để cấp nước sinh hoạt
- Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B được áp dụng khi nước thải sau xử lý xả thải vào nguồn tiếp nhận không sử dụng để cấp nước sinh hoạt
Cách xác định chuẩn loại A và chuẩn loại B của nước thải
Các chỉ số ô nhiễm của nước thải được đánh giá qua BOD, COD, pH, TSS,… các chỉ số tối đa cho phép phụ thuộc vào nguồn tiếp nhận được xác định theo công thức như sau
Cmax=C.Kq.Kf
Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận.
C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại Quy chuẩn Việt Nam 40:2011/BTNMT (tùy vào nguồn tiếp nhận mà áp dụng tiêu chuẩn cột A và cột B cho giá trị này)
Kq là hệ số ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận.
Kf là hệ số ứng với tổng lưu lượng nước thải khi xả vào nguồn tiếp nhận
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trị C | |
Cột A | Cột B | |||
1 | Nhiệt độ | oC | 40 | 40 |
2 | pH | Pt/Co | 6-9 | 5,5-9 |
3 | BOD5 (20oC) | mg/l | 30 | 50 |
4 | COD | mg/l | 75 | 150 |
5 | Chất rắn lơ lửng | mg/l | 50 | 100 |
6 | Amoni tính theo Nito | mg/l | 5 | 10 |
7 | Tổng Nito | mg/l | 20 | 40 |
8 | Tổng Phot Pho | mg/l | 4 | 6 |
9 | Coliform | mg/l | 3000 | 5000 |
Giá trị Kq tùy thuộc vào lưu lượng thực tế của nguồn tiếp nhận và được tra theo bảng dưới đây:
Lưu lượng dòng chảy nguồn tiếp nhận Q (m3/s) | Hệ số Kq |
Q ≤ 50 | 0,9 |
50<Q≤200 | 1 |
200<Q≤500 | 1,1 |
Q>500 | 1,2 |
Trong trường hợp nguồn tiếp nhận là ao, hồ, đầm không có lưu lượng dòng chảy, khi đó Kq phụ thuộc vào thể tích nguồn tiếp nhận và tra theo bảng dưới đây:
Dung tích của nguồn tiếp nhận V (m3) | Hệ số Kq |
V≤10^7 | 0,6 |
10^7<v≤10^8 | 0,8 |
V>10^8 | 1 |
Giá trị Kf tùy thuộc vào lưu lượng xả thải vào nguồn tiếp nhận, được tra theo bảng dưới đây:
Lưu lượng nguồn thải F (m3/24h) | Hệ số Kq |
F≤50 | 1,2 |
50<F≤500 | 1,1 |
500<F≤5000 | 1 |
V>5000 | 0,9 |
Các thông số của nước thải sau quá trình xử lý không được vượt quá giá trị Cmax được xác định theo cách tính trên trên. Các chỉ số sau khi xử lý phải được kiểm tra và theo dõi trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận. Nếu chỉ số của nước thải đầu ra không đạt chất lượng theo quy định thì cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, ngưng xả thải ngay lập tức và cho nước thải hoàn lưu để xử lý đến khi đạt chất lượng nước đầu ra theo quy định.