QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MỸ ĐỨC ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN MỸ ĐỨC ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Điều kiện tự nhiên xã hội huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Mỹ Đức là huyện nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ. Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam. Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình. Phía Đông giáp huyện Ứng Hoà, ranh giới là sông Đáy. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, trên cơ sở hợp nhất tỉnh Hà Tây và Thành phố Hà Nội, Mỹ Đức trở thành một huyện của thành phố Hà Nội.
Huyện Mỹ Đức xa xưa là vùng đất của hai huyện Yên Sơn, Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây và huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng, rồi phủ Ứng Hòa. Sau năm 1945, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Đông, tháng 4 năm 1965, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây. Tháng 3 năm 1988, thành lập thị trấn Tế Tiêu – thị trấn huyện lỵ huyện Mỹ Đức – trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Đại Nghĩa. Tháng 1 năm 2004, hợp nhất thị trấn Tế Tiêu và xã Đại Nghĩa thành thị trấn Đại Nghĩa. Huyện Mỹ Đức có 1 thị trấn và 21 xã, giữ ổn định cho đến nay.
Mỹ Đức là vùng bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 50km. Phía Tây là vùng núi đá vôi dọc các hồ Quan Sơn và Tuy Lai, có vẻ đẹp nổi tiếng được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn” và cũng là ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình. Phía Đông có dòng sông Đáy chảy dọc từ Bắc Xuống Nam. Huyện Mỹ Đức có khu di tích thắng cảnh Hương Sơn được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động” (động đẹp nhất trời Nam) với động Hương Tích, suối Yến. Giao thông đường bộ kết nối với Quốc lộ 21B chạy từ Hà Đông, qua thị trấn Đại Nghĩa sang tỉnh Hà Nam. Giao thông đường thuỷ có sông Đáy, cùng hệ thống sông suối nhỏ trên địa bàn huyện.
Các đơn vị hành chính của huyện bao gồm thị trấn Đại Nghĩa và 21 xã: Đồng Tâm, Thượng Lâm, Phúc Lâm, Mỹ Thành, Tuy Lai, Bột Xuyên, An Mỹ, Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Phù Lưu Tế, Đại Hưng, Vạn Kim, Đốc Tín, Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến, Hợp Thanh, Hợp Tiến, An Phú.
Với những đặc điểm được thiên nhiên ưu đãi, nhiều di tích thắng cảnh đẹp, Mỹ Đức có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế du lịch, trong đó có du lịch tâm linh, sinh thái gắn với làng nghề cũng như phát triển nông nghiệp, công nghiệp. Khai thác tiềm năng, lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại, với giá trị thu nhập tăng theo từng năm, với các loại hình du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, làng nghề, tham quan các di tích lịch sử – văn hóa tiêu biểu, với hàng triệu lượt khách/năm.

Phạm vi và quy mô lập quy hoạch

Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Mỹ Đức, cụ thể như sau

  • Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ;
  • Phía Đông giáp huyện Ứng Hòa (ranh giới tự nhiên là sông Đáy);
  • Phía Nam giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam;
  • Phía Tây giáp các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình

Quy mô lập quy hoạch
Quy mô diện tích: Theo địa giới hành chính huyện Mỹ Đức gồm 21 xã và 01 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 22.630,03 ha.

Bản đồ địa giới hành chính huyện Mỹ Đức

II. Thông tin quy hoạch chung huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Bản đồ định hướng phát triển vùng huyện Mỹ Đức

Huyện Mỹ Đức tiếp tục phát triển các trung tâm cụm xã Hương Sơn, An Mỹ và An Phú. Trong đó:
Trung tâm cụm đổi mới Hương Sơn (thuộc xã Hương Sơn)

  • Là trung tâm vùng kinh tế phía Nam, là trung tâm du lịch lễ hội, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa, xã hội và du lịch dịch vụ khu vực phía nam Huyện, bao gồm xã Hương Sơn, Đốc Tín, Vạn Kim, Hùng Tiến và huyện Mỹ Đức nói chung.
  • Không gian du lịch:
  • Phát triển trung tâm lễ hội Hương Sơn với chủ yếu là các không gian quảng trường và các hạng mục thương mại dịch vụ. Xây dựng Khu trung tâm lễ hội Hương Sơn tạo nên một mùa lễ hội thứ 2 vào mùa hè, phát huy lợi thế tiềm năng du lịch, khai thác du lịch quanh năm vào hai mùa Xuân – Hè.
  • Phát triển tuyến Tam Chúc – Khả Phong kết nối từ đường Miếu môn – Hương Sơn đi qua bến đò Yến vĩ đến đường nối đi khu du lịch Tam Chúc tỉnh Hà Nam. Đây là tuyến đường tạo động lực phát triển mới cho khu vực trung tâm lễ hội Hương Sơn, đáp ứng nhu cầu đi lại, giải tỏa giao thông và thuận tiện cho các kết nối khu vực và liên vùng. Đây cũng là tuyến cảnh quan chính của không gian trung tâm với mặt nước lớn nối với suối Yến và được bao bọc bởi 5 bản tháp bao bọc xung quanh trên đỉnh ngọn đồi
  • Phát triển tuyến giao thông đường thủy du lịch từ sông Mỹ Hà đi phía sau đền Trình, khai thác các bến thuyền (kayak), khu dịch vụ du lịch thuận tiện.
  • Phát triển khu du lịch sinh thái tâm linh Hương Sơn, gắn kết với khu vực chùa Long Vân và chùa Tiên tỉnh Hòa Bình tạo nên các kết nối mới về du lịch cho du khách.
  • Xây dựng khu dịch vụ lễ hội bao gồm các không gian quảng trường, cây xanh trồng theo chủ đề (như cây đa Việt), các tuyến phố thương mại, tuyến phố ẩm thực, tuyến phố văn hóa lịch sử, tuyến cảnh quan tạo nên một không gian văn hóa Việt.
  • Cần xây dựng quy chế quản lý tại khu trung tâm lễ hội, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo gìn giữ các yếu tố văn hóa tín ngưỡng truyền thống lâu đời, hấp dẫn khách du lịch, bảo đảm môi trường.
  • Không gian đô thị:
  • Chủ yếu là không gian dân cư làng xóm hiện hữu nâng cấp cải tạo. Mở rộng không gian về phía tây của xã gần khu vực suối yến. Tầng cao xây dựng không vượt quá 3 tầng, khuyến khích nhà ở xây dựng 2,5 tầng sử dụng mái dốc lợp ngói, có hình thức bao che các bể nước inox. Khuyến khích sử dụng vườn cây trên mái, cây leo tường, sân trước và sau nhà, khuyến khích sử dụng vật liệu thân thiện môi trường. Sử dụng kính hợp lý, không sử dụng kính phản quang, kính tráng bạc, hạn chế sử dụng vật liệu ánh bóng như inox cho công trình. Các quy định cụ thể về chiều cao, mật độ xây dựng, chỉ giới xây dựng, hình thức kiến trúc, cần chú ý tuân thủ Luật Di sản, các định hướng của đồ án quy hoạch chung huyện Mỹ Đức và các đồ án cụ thể ở các giai đoạn tiếp theo. Các trường hợp khác cần có được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
  • Xây dựng công viên thể dục thể thao trung tâm cấp vùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt khu vực nông thôn phía Nam Huyện, kết hợp với phục vụ du lịch.

Trung tâm cụm đổi mới An Mỹ (thuộc xã An Mỹ)

  • Là trung tâm vùng kinh tế phía Bắc, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa, xã hội và du lịch dịch vụ khu vực phía bắc Huyện (bao gồm các xã Phúc Lâm, Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Mỹ Thành, Bột Xuyên, An Mỹ, Lê Thanh, Hồng Sơn, Xuy Xá, Phùng Xá. )
  • Là trung tâm hỗ trợ sản xuất cho nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề, vùng chăn nuôi, vùng rau sạch, vùng lúa chất lượng cao; Là trung tâm thể dục thể thao, trung tâm công cộng cấp vùng phía Bắc.
  • Phát triển không gian kết nối tuyến du lịch sông Đáy, không gian cảnh quan làng xã Bột Xuyên mà trung tâm là đình chùa Tứ xã với khu du lịch nghỉ dưỡng Tuy Lai;
  • Khu dân cư ở dạng nhà vườn sinh thái phát triển dựa trên cơ sở khu dân cư hiện trạng tại xã An Mỹ phát triển dọc theo đường tỉnh 419, kết hợp với không gian trung tâm của xã An Mỹ hiện hữu trở thành khu dân cư thống nhất.
  • Khu trung tâm hỗ trợ sản xuất phía Bắc ngoài ranh giới được xác định là trung tâm hỗ trợ sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề và trưng bày giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao, chuyển giao công nghệ nông nghiệp chăn nuôi…mang tính chất vùng kinh tế phía Bắc hỗ trợ cho các xã nông thôn khu vực phía Bắc của Huyện.

Trung tâm cụm đổi mới An Phú (thuộc xã An Phú)

  • Là trung tâm vùng kinh tế Tây Nam của Huyện, là trung tâm du lịch và quảng bá du lịch, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa, xã hội và du lịch dịch vụ khu vực phía Tây Nam (bao gồm xã An Phú, An Tiến).
  • Là một trung tâm mới với các chức năng cửa ngõ huyện Mỹ Đức, quảng bá du lịch, phát triển dịch vụ du lịch, thương mại dịch vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp gắn với du lịch và nghề sen.
    Trung tâm cụm đổi mới An Phú động lực chính là phát triển dịch vụ du lịch, quảng bá giới thiệu các sản phẩm du lịch Mỹ Đức ở xã An Phú với vị thế cửa ngõ phía Tây Nam Huyện. Trung tâm cụm đổi mới An Phú có mối liên kết trực tiếp với thị trấn Đại Nghĩa và quần thể khu vực Hương Sơn qua mạng lưới đường giao thông đường bộ và đường thủy. Đây là động lực mới phát triển cho khu vực nông thôn phía Tây Nam của Huyện cũng như phát triển cân băng, bền vững của huyện.

Các quy hoạch cần lập theo các giai đoạn phát triển của huyện Mỹ Đức gồm quy hoạch chung đô thị; quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng; quy hoạch chung xây dựng các xã, cụ thể:

  • Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Đại Nghĩa;
  • Quy hoạch chung xây dựng; Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng;
  • Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng các xã Đồng Tâm, Phúc Lâm, Thượng Lâm, Mỹ Thành, Tuy Lai, Bột Xuyên, An Mỹ, Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Hợp Tiến, Phù Lưu Tế, Hợp Thanh, An Phú, An Tiến, Đại Hưng, Hùng Tiến, Vạn Kim, Đốc Tín, Hương Sơn.

Quy hoạch giao thông huyện Mỹ Đức

Đường cao tốc Tây Bắc- Quốc lộ 5B: nối quốc lộ 5B với các tỉnh Tây Bắc. Đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài khoảng 10km đi qua địa bàn các xã Đại Hưng, An Tiến, Hợp Thanh, Hợp Tiến, một phần đi vào thị trấn Đại Nghĩa. Quy mô từ 6-8 làn xe, hành lang tuyến 100-110m. Cần chú ý các vấn đề cảnh quan khi xây dựng tuyến khi đi qua một số khu vực làng xóm, dân cư cũ, các khu vực có cảnh quan đẹp, khu vực cần liên kết thông suốt…cần nghiên cứu phương án xây dựng cầu nổi làm giảm các yếu tố ảnh hưởng tới khu vực.

  • Đường Hồ Chí Minh qua xã An Phú dài 1,4km. Hiện trạng mặt đường 8-10m đã trải nhựa. Trong tương lai đường được mở rộng theo hành lang tuyến đã quy hoạch từ 60-100m.
  • Đường Miếu Môn- Hương Sơn: Chạy suốt địa bàn huyện theo hướng Bắc-Nam, nối xã Hương Sơn với khu đô thị Quốc Oai. Trong tương lai đây sẽ là tuyến đường chính về giao thông cũng như tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Huyện. Hiện tuyến đường đã có dự án đầu tư. Chiều dài tuyến đường khoảng 26km, mặt cắt đường theo chỉ giới đường đỏ 27m, quy mô 2-4 làn xe.
  • Đường Đỗ Xá- Quan Sơn: hướng tuyến từ khu du lịch hồ Quan Sơn- đi Đỗ Xá. Đoạn đi qua địa bàn có chiều dài 5.5km, mặt cắt đường theo chỉ giới đường đỏ 35m.
  • Đường nối KDL Hương Sơn – KDL Tam Chúc Khả Phong: dài 4,4 km thuộc địa bàn xã Hương Sơn, mặt cắt đường theo chỉ giới đường đỏ 25m.
    Đường tỉnh lộ 21B: Tuy không đi qua địa bàn huyện nhưng lại là tuyến đường chính kết nối huyện Mỹ Đức với trung tâm thành phố Hà Nội.
  • Đường giao thông đối nội
  • Đường tỉnh 419: hiện là tuyến đường chính liên kết các xã theo hướng Bắc- Nam. Tuyến có chiều dài 31km, điểm đầu xã Phúc Lâm, điểm cuối cầu Vãng Sơn xã Hương Sơn. Mặt cắt ngang quy hoạch theo chỉ giới đường đỏ 18-24m.
  • Đường tỉnh 419 mới: theo quy hoạch GTVT TP Hà Nội, ĐT 419 mới có hướng tuyến từ Phúc Thọ- Hương Sơn. Đoạn đường 419 xây mới: từ đường 419 cũ thuộc địa phận xã Xuy Xá nối tiếp với đường trục xã Lê Thanh rồi đi băng qua sông Đáy, sang địa phận huyện Ứng Hòa.
  • Đường tỉnh 429: dài 7,5 km. Điểm đầu xã Phúc Lâm (đầu cầu Ba Thá), điểm cuối xã Đồng Tâm. Mặt cắt quy hoạch theo chỉ giới đường đỏ 20.5- 22m.
  • Đường tỉnh 429B: theo quy hoạch GTVT TP Hà Nội, đường 429B mới có hướng tuyến song song với đường ngang đê đáy, dài khoảng 4km, đi qua các xã Bột Xuyên, An Mỹ và Tuy Lai. Mặt cắt đường theo quy hoạch 20.5m, quy mô 4 làn xe.
  • Đường tỉnh 425: dài 1,2 km. Điểm đầu cầu Đục Khê, điểm cuối cầu Yến Vĩ xã Hương Sơn. Đường tỉnh 425 nối xã Hương Sơn với QL21, đường vành đai 5. Mặt cắt đường quy hoạch theo chỉ giới đường đỏ 20.5- 22m.
  • Đường tỉnh 424: dài 7,3 km. Điểm đầu TT Đại Nghĩa (cầu Tế Tiêu), điểm cuối xã Hợp Tiến. Mặt cắt đường theo chỉ giới đường đỏ 24-32m.
    65
  • Các tuyến đường huyện: đường trục kinh tế, tuyến đường đê ngang sông Đáy, đường Vạn Kim- Đốc Tín- Hùng Tiến, các tuyến trục huyện … nâng cấp và xây mới đạt cấp IV- cấp III đồng bằng, quy mô mặt cắt đường 12-18m, những đoạn đi qua khu dân cư có thiết kế hè đường để đảm bảo an toàn giao thông và cải thiện dân sinh.

Định hướng phát triển công nghiệp – xây dựng

Phát huy khả năng vai trò sản xuất của các cụm công nghiệp, làng nghề sẵn có trên địa bàn Huyện nhưng phù hợp với định hướng phát triển sinh thái, du lịch huyện Mỹ Đức. Khuyến khích các nghề mây, tre đan, mỹ nghệ, công nghệ sinh học…cấm xây dựng các lò gạch mới và tiến tới loại bỏ hoàn toàn các lò gạch đang có trên địa bàn huyện với công nghệ thủ công gây ô nhiễm môi trường. Có thể nghiên cứu giữ lại một vài hình ảnh lò gạch phù hợp với thiết kế cảnh quan để phục vụ cho dịch vụ du lịch.
Hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống như dệt, mộc, cơ khí… các khu vực gây ô nhiễm cần chuyển dịch ra khỏi các khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp tập trung. Các ngành sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường, đảm bảo môi trường sạch phục vụ cho du lịch. Các làng nghề phục vụ du lịch có thể giữ lại trong khu dân cư nhưng cần đảm bảo về môi trường. Các khu vực khai thác đá cần khai thác sâu xuống bề mặt đất tạo nên các hồ, đầm mặt nước sinh thái cảnh quan phục vụ du lịch.
Định hướng điều chỉnh mở rộng và bổ sung thêm các cụm công nghiệp tại các xã, thị trấn như sau:

STTCụm công nghiệpQuy mô
1Cụm công nghiệp Phúc Lâm47,4 ha
2Cụm công nghiệp Đồng Tâm37,2 ha
3Cụm công nghiệp Lê Thanh50ha
4Cụm công nghiệp Xuy Xá – Phù Lưu Tế65 ha
5Cụm công nghiệp Phùng Xá50 ha
6Cụm công nghiệp Đại Nghĩa50 ha
7Cụm công nghiệp Đốc Tín – Vạn Kim60 ha
Nguồn Báo cáo Thuyết minh quy hoạch xây dựng vùng huyện Mỹ Đức đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Báo cáo thực hiện năm 2024
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 0936314555